Khâm Phục Cách Làm Giàu Từ Nông Nghiệp Siêu Sáng Tạo của Các Bạn Trẻ Này
Xu hướng những người trẻ tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, từng làm những công việc ổn định, lương cao chọn vùng quê để khởi nghiệp làm nông nghiệp ngày càng nhiều. Với những cách làm độc đáo sáng tạo, các bạn trẻ đã làm cho các bác nông dân có cách nhìn thuyết phục về những mô hình làm giàu từ nông nghiệp. Xin mời quý vị cùng tham khảo qua những cách làm thông minh khoa học và độc đáo này.
Tại Cần Thơ, bạn trẻ Nguyễn Vương Tường Vân (sinh năm 1993) đã sáng tạo ra giải pháp “Sản xuất sữa gạo lứt hoàn toàn tự nhiên ứng dụng emzyme thủy phân tinh bột.”
Điểm nổi bật của giải pháp chính là quy trình công nghệ thủy phân 2 lần: thủy phân dịch hóa và thủy phân đường hóa bằng emzyme.
Đây là sản phẩm được đánh giá rất tốt cho sức khỏe khi khai thác được giá trị dinh dưỡng cao của gạo lứt, cung cấp hơn 53% năng lượng nhưng lại không làm gia tăng đường và mỡ trong máu.
Tại Bến Tre, người con xứ dừa Võ Đức Anh vừa trình làng sản phẩm “Mộng dừa sấy dẻo” độc nhất vô nhị.
Từ một thứ phẩm gần như không có giá trị trong kinh doanh nạo cùi dừa tại các vựa dừa, chàng sinh viên Khoa Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm (Đại học Tiền Giang) đã giúp đa dạng hóa sản phẩm chủ lực của Bến Tre, gia tăng thu nhập trong chuỗi cung ứng thành phẩm từ dừa.
Cô Phạm Đỗ Minh Trang, giáo viên trực tiếp hướng dẫn Đức Anh trong quá trình hoàn thiện sản phẩm mộng dừa sấy dẻo, cho biết do nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, cô và trò biết rõ rằng trong thành phần mộng dừa có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng để nuôi mầm cây phát triển
Còn tại Đồng Tháp, nơi được mệnh danh là “vùng đất sen hồng,” thời gian qua đã chứng kiến rất nhiều dự án khởi nghiệp mới lạ từ cây sen; trong đó, không thể không nhắc đến thầy giáo Trịnh Phi Long (34 tuổi, ngụ tại xã Định Yên, huyện Lấp Vò) với sản phẩm tranh thư pháp trên lá sen sấy khô rất độc đáo.
Nguyên liệu lá sen sấy khô hiện đã khá phổ biến tại Đồng Tháp được ứng dụng trong thủ công mỹ nghệ như trang trí nón lá, làm quạt cầm tay và một số sản phẩm khác.
Khi đến tay thầy giáo mê thư pháp, những chiếc lá sen ấy như được khoác thêm một chiếc áo mới, đầy màu sắc.
Với tinh thần dám nghĩ dám làm, năm 2014, sau khi tốt nghiệp Trường đại học Thương mại, đoàn viên Vũ Thị Thu (sinh năm 1992), xã Thái Bảo, huyện Gia Bình đã mạnh dạn đưa cây thảo dược về quê trồng. Nắm bắt được xu hướng ngày càng có nhiều người thích sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, Thu chọn cây bồ kết là sản phẩm để khởi nghiệp. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi Thu đã sản xuất ra được sản phẩm nước gội đầu bồ kết với tên gọi VietKet và được người tiêu dùng đón nhận. Với số vốn ban đầu ít ỏi, Thu chỉ thuê được 400 m2 đất để ươm cây.
Có vốn liếng tích lũy được từ thành công của sản phẩm dầu gội đầu bồ kết và được hỗ trợ từ các nguồn vốn vay Thu đã mạnh dạn thuê đất của người dân trong làng mở rộng diện tích lên 7.500 m2 để trồng các cây thảo dược khác, như: Hương nhu trắng, hương nhu tía, hương thảo, cỏ mần trầu, tía tô, kinh giới… Từ các loại cây thảo dược nguyên liệu này, Thu đã sản xuất thêm nhiều sản phẩm khác, như: Bột tắm thảo dược, nước súc miệng, tinh dầu hương thảo, cao bồ kết, tinh dầu bưởi…
Nguồn các video được sử dụng theo giấy phép CCBY
–
–
–
–
~ Mọi vấn đề về Bản quyền hoặc Quảng Cáo xin liên hệ qua các địa chỉ sau ~
*Facebook:
* Email: hoidapnongnghiep@gmail.com
* Zalo: 0968 195 850
* Website:
#nonglamnet #nonglamtv #lamgiautunongnghiep
Nguồn: https://katieeliselambert.com
Xem thêm bài viết khác: https://katieeliselambert.com/am-thuc/
* Nơi bán hạt giống cây hương thảo: https://shorten.asia/Sh9Ba6Ek
* Trồng Cây Này Không Lo Đầu Ra: https://youtu.be/6Fw0pOZXjYk
* Trồng Cây Gì Kinh Tế Cao: https://www.youtube.com/playlist?list=PL5B5RAFQTCtukJie3idLDO9E7nN-_92uS
* Nuôi Con Gì Hiệu Quả Cao: https://www.youtube.com/playlist?list=PL5B5RAFQTCtuTK1yJL7uHvVXg1Y3PHKKm
toan quảng cáo xem thấy chán
Đội cái cối trên đầu là thấy ko phát triển rồi